Theo một thống kê, có tới 25% dân số Hoa Kỳ có bàn chân bẹt - Flat Feet. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và sẽ hết khi trẻ được 2-3 tuổi. Trong trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành, bàn chân bẹt có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số chấn thương có thể gây ra tình trạng này như gây khó khăn cho việc đi lại, chạy nhảy và đứng trong thời gian dài.
Bàn chân bẹt là gì?
Flat Feet - hay còn gọi là bàn chân bẹt - là khi bàn chân hoàn toàn thiếu vòm trong, khiến toàn bộ bề mặt của bàn chân tiếp xúc với sàn, không như bàn chân bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt ở người trưởng thành gồm:
Do di truyền từ cha mẹ, ông bà.
Vòm chân yếu do hoạt động thể chất không thường xuyên ở độ tuổi trưởng thành.
Có tiền sử chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân.
Mắc bệnh viêm khớp.
Cấu trúc cơ thể một chân ngắn và một chân dài.
Dây chằng mắt cá chân yếu.
Tiền sử rối loạn cơ và thần kinh như bại não và nứt đốt sống,...
Thừa cân béo phì dồn toàn bộ sức nặng vào lòng bàn chân và không tập thể dục thường xuyên.
Bài viết liên quan: 10 Cách giảm cân tại nhà, giảm béo, giảm mỡ hiệu quả từ 3 - 5kg
Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
Chứng bệnh này gây nguy hiểm với người bệnh vì nó khiến:
Vận động chậm, khó khăn trong việc vận động, tập luyện thể dục, dễ ngã
Dị dạng hoặc biến dạng của ngón chân cái
Nguy cơ cao bị đau đầu gối, viêm khớp mắt cá chân
Biến dạng cột sống
Bàn chân hướng ra ngoài khiến dáng đi kém và ảnh hưởng đến ngoại hình.
Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn
Tham khảo các cách sau để cải thiện chứng bệnh chân bẹt ở người lớn nhé:
Điều chỉnh lối sống
Để hạn chế cơn đau ở người bị bàn chân bẹt, cần thay đổi lối sống. Thông thường, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ chỉ định một chế độ tập luyện và ăn uống giảm cân riêng để hạn chế áp lực cho đôi chân của bạn. Ngoài ra, đừng đi quá lâu.
Lăn chân với bóng tennis
Bạn ngồi vững trên ghê, đặt 1 quả bóng phía dưới sàn, dùng chân để lăn bóng hoặc vật có hình cầu, tập trung vào vòm bàn chân. Trong khi thực hiện bạn nên ngồi thẳng lưng. Nhớ thay phiên đổi bên nhé.
Bạn có thể lăn ở các vị trí sau đây:
Lòng bàn chân
Lateral gastroc (Ảnh 1)
Bicep femoris (Ảnh 2)
Tenson fascia latae (Ảnh 3)
Peroneal (Ảnh 4)
Tập với Band cao su kháng lực
Side-Lying hip abduction
Monster walks
Lateral walks
Glute bridge
Bài tập cho bàn chân bẹt
Bài tập số 1:
Bài tập số 2:
Bài tập số 3:
Đi giày dành cho bàn chân bẹt
Sử dụng đế định hình đặc biệt cho lòng bàn chân bẹt là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân của mình sử dụng loại đế ẩn bên trong giày và sinh hoạt bình thường. Tất nhiên, việc sử dụng giày chuyên dụng cần có sự tập luyện kèm theo của các nhóm cơ liên quan.
Đối với trẻ em có bàn chân bẹt, việc sử dụng đế hoặc một loại giày ôm đặc biệt là cần thiết để bàn chân được phát triển bình thường.
Bài viết trên đã thông tin đến bạn về chứng bệnh bàn chân bẹt và cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn. Chúc bạn có sức khỏe tốt và thể lực khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống.
___________________________________
PPC - Professional Private Coaching
Liên hệ ngay nếu bạn có nhu cầu tập PT 1:1 tại Tp Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 46 Huỳnh Khương Ninh, Dakao, Quận 1, HCMC
- Hotline: 0707999104
- Đăng ký Online Coaching tại đây
Comments